Đa dạng sinh học của Thái Lan
Nhằm hướng tới một xã hội trung hòa carbon vào năm 2050, Toyota đã mở rộng quan hệ hợp tác với WWF để có thêm các hoạt động bảo tồn ở Thái Lan. Nằm lọt giữa hai khu vực địa lý sinh học quan trọng – vùng Đông Dương ở phía bắc và vùng Sundaic ở phía nam, Thái Lan là một trong những quốc gia có hệ đa dạng sinh học phong phú nhất thế giới. Ấy thế mà nhiều loài ở đây lại đang rơi vào nhóm dễ bị tổn thương cho tới sắp tuyệt chủng. Theo như Công ước về đa dạng sinh học của Liên Hợp Quốc (UN)1, các loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng tại Thái Lan gồm 121 động vật có vú, 184 loài chim, 33 loài bò sát, 5 loài lưỡng cư, 218 loài cá và không ít hơn 1131 loài thực vật. Các nguy cơ lớn nhất đến từ săn bắn động vật trái phép, phá rừng trái phép để mở rộng đất nông nghiệp, đánh bắt cá mang tính hủy diệt và xâm phạm do hoạt động du lịch và vận chuyển.
Hai vườn quốc gia Kaeng Krachan và Kui Buri của Thái Lan đã được hưởng lợi từ chương trình hợp tác bảo tồn giữa WWF và Toyota Motor Corporation vào năm 2018. Mục tiêu của chương trình là cải thiện hệ thống giám sát hổ và các loài động vật hoang dã sinh sống trong các khu rừng được bảo vệ. Vườn quốc gia Kaeng Krachan và Kui Buri thuộc khu phức hợp rừng Kuiburi-Kaeng Krachan, trấn giữ hơn 3.000 km vuông đất phía nam khu cảnh quan Dawna-Tenasserim (DTL), trải dài theo đường biên giới giữa Thái Lan và Myanmar. Khu phức hợp rừng đa dạng sinh học này đã được đề cử là địa điểm Di sản thiên nhiên thế giới của UNESCO.
Từ gắn máy quay theo dõi cho tới nghiên cứu và triển khai
Máy quay theo dõi, còn có tên là máy quay đường mòn, đã được sử dụng để tìm hiểu số lượng cá thể hổ, các con mồi của chúng cũng như các loài động vật có vú khác tại vườn quốc gia Kaeng Krachan và Kui Buri. Các máy quay thương mại này hoạt động bằng cảm biến hồng ngoại, gần như không cần sự tác động của con người.
120 máy quay kích hoạt từ xa đã được lắp đặt rải rác tại hai công viên quốc gia. Chúng đã cung cấp vô số thông tin quan trọng về số lượng cá thể và sự phân phối của các loài đang bị đe dọa. Các nhà nghiên cứu đã phân tích và thiết kế kế hoạch bảo tồn để hỗ trợ công cuộc bảo tồn và khôi phục nhờ vào dữ liệu từ máy quay theo dõi.
Tin mừng là trong năm qua, các máy quay đã thu được hình ảnh của loài báo đốm, gấu ngựa, tê tê và bò tót. Hai chú hổ đã được phát hiện trong vườn quốc gia Kaeng Krachan và các vết chân hổ lại xuất hiện một lần nữa hồi đầu năm 2019 tại vườn quốc gia Kui Buri sau khi biến mất trong 7 năm.
Những nỗ lực không ngừng nghỉ trong mối quan hệ hợp tác này đã mang lại nhiều kết quả tích cực trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh thái ở vùng trũng rừng nhiệt đới thuộc khu cảnh quan Dawna-Tenasserim.
Quan hệ hợp tác của Toyota với WWF
Vào tháng 7 năm 2016, Toyota Motor Corporation đã ký kết Thỏa thuận Hợp tác Toàn cầu với tổ chức World Wide Fund for Nature (WWF). Toyota là nhà sản xuất ô tô đầu tiên, cũng là công ty Nhật Bản đầu tiên bắt tay hợp tác với WWF. Đây là sáng kiến hợp tác trong dự án Living Asian Forest Project do Toyota Motor Corporation thực hiện với mục đích bảo tồn các khu rừng nhiệt đới Đông Nam Á. Toyota Motor Corporation đã cam kết đóng góp 1 triệu USD hàng năm trong suốt 5 năm để hỗ trợ công tác bảo tồn đa dạng sinh học và chống lại biến đổi khí hậu. Chương trình hợp tác này, ban đầu triển khai trên đảo Borneo (Kalimantan) và Sumatra của Indonesia, nay đã được mở rộng sang Thái Lan.
Toyota Motor Corporation quyết tâm xây dựng một xã hội trung hòa carboon vào năm 2050. Toyota Environmental Challenge 2050 có 6 mục tiêu thử thách giúp định hướng các hoạt động của Toyota Motor Corporation để hướng tới mục tiêu cao nhất vào năm 2050. Dự án Living Asian Forest Project với các hoạt động vì môi trường, chẳng hạn như hoạt động hợp tác này, cũng là một nhánh trong chiến dịch Toyota Environmental Challenge 2050.
Để biết thêm thông tin về Toyota Environmental Challenge 2050, vui lòng truy cập https://global.toyota/en/sustainability/esg/challenge2050/, và truy cập https://www.wwf.or.jp/campaign/lafp/english/ để tìm hiểu thêm thông tin về dự án Living Asian Forest Project của WWF.
Tài liệu tham khảo
1 Công ước về đa dạng sinh học (n.d.). Thái Lan – Các thông tin chính. Lấy từ nguồn